Bất động sản Đồng Nai và những điều nhà đầu tư cần biết

Thị trường bất động sản Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển. Khi tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương. Hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng, cùng hàng loạt khu công nghiệp lớn nhỏ.

Nhà đất Đồng Nai

Bất động sản tp Hồ Chí Minh

Nhà thành phố Biên Hòa cần bán

Vị trí địa lý

Đồng Nai là một trong những tỉnh thành được hưởng nhiều ưu tái về địa lý. Chính vì thế luôn là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí địa lý tiếp giáp với các vùng sau:

Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà Đồng Nai sở hữu nhiều lợi thế về vị trí địa lý. Để phát triển thị trường bất động sản cũng như xã hội.

Bất động sản Đồng Nai được hưởng nhiều lợi thé về vị trí đị lý
Bất động sản Đồng Nai

Cơ sở hạ tầng giao thông

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện, với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua. Như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi, cho hoạt động kinh tế trong vùng. Cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Đồng Nai có nhiều thuận tiện khi có những tuyến giao thông huyết mạch
Đồng Nai có nhiều thuận tiện khi có những tuyến giao thông huyết mạch

Trong đó nổi bật nhất chính là hạ tầng giao thông kết nối. Liên kết vùng với những dự án nâng cấp, mở rộng. Đồng thời địa phương này, còn có hệ thống cảng sông với số lượng lớn. Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua, dài gần 100 km. Và trong tương lai là sân bay quốc tế Long Thành, giúp việc vận chuyển, giao thương thuận lợi.

Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển đường thủy
Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển đường thủy

Về đường thủy Đồng Nai hiện có 13 con sông và kênh, với tổng chiều dài hơn 2,3 ngàn km. Trong đó lớn nhất là sông Đồng Nai, có chiều dài đoạn chảy qua địa bàn tỉnh khoảng 220km. Đây được xem là nguồn tài nguyên lớn, để phát triển giao thông đường thủy.

Tiềm năng bất động sản Đồng Nai

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

Đối với đường bộ, Đồng Nai có những trục đường chính. Công trình giao thông với các tỉnh như cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3, Vành đai 4…

Dự án đường 319 nối dài và nút giao với cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tổng vốn hơn 960 tỷ đồng, cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác.

Cao tốc tp Hồ Chí Minh - Long Thành-Cầu Giây, động lực phát triển bất động sản Đồng Nai thời gian qua
Cao tốc tp Hồ Chí Minh – Long Thành-Cầu Giây

UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận chủ trương đầu tư 4 tuyến đường. Gồm tuyến (ĐT770B, ĐT773B, ĐT780B và mở rộng tuyến đường ĐT763B). Nhằm kết nối các địa phương trên địa bàn tỉnh, cùng nhiều đường trực tiếp kết nối sân bay Long Thành. Dự kiến vốn đầu tư 4 dự án hơn 7.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thuận tiện hơn nữa trong việc kết nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Bộ GTVT cũng đang đốc thúc công tác chuẩn bị và triển khai mở rộng cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Theo nghiên cứu, cao tốc này được mở rộng từ 4 lên 8 làn xe đoạn dài gần 24 km. Bắt đầu từ nút giao An Phú đến vị trí giao dự kiến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Đồng Nai). Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31 km giữ nguyên 4 làn như hiện nay.

Các dự án tuyến cao tốc trọng điểm

Bên cạnh đó, phía Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang đẩy nhanh tiến độ để triển khai dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Tuy có nghị định về việc dừng triển khai, để đánh giá, nhưng sẽ sớm có thông cáo về thời điểm khởi công. Một dự án khác là cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nối Bình Thuận và Đồng Nai. Cũng đang trong quá trình gấp rút thi công.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết trong quá trình gấp rút thi công
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết trong quá trình gấp rút thi công

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được triển khai. Với 3 dự án thành phần đó là: cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. 

Sau khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giúp tăng khả năng kết nối. Rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương. Tạo động lực phát triển cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tạo điều kiện trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Lạt, vùng TP. HCM.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giúp bất động sản Đồng Nai tăng mạnh
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Dự án trọng điểm

Đáng chú ý là đầu năm 2021, dự án sân bay quốc tế Long Thành đã chính thức khởi công giai đoạn 1. Điều này đã giúp thị trường bất động sản Đồng Nai. Tạo nên những “cơn sốt” đất và là tâm điểm ở thị trường phía Nam. Thời điểm này, khu tái định cư sân bay Long Thành như được “thay da, đổi thịt”. Với hàng trăm căn nhà phố, biệt thự, nhà vườn đang dần “mọc” lên.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành tạo nên những cơn sốt bất động sản Đồng Nai trong thời gian qua
Dự án sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành là một trong những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của đất nước hiện nay. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho khu vực phía Nam trong tương la

Chính sách thu hút đầu tư

Mặt khác, một đòn bẩy nữa để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Đồng Nai. Đó chính là hàng loạt khu công nghiệp (KCN).

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA). Đến nay, Đồng Nai có 32 KCN được thành lập với tổng diện tích đất 10.220,45 ha. Trong đó 31/32 KCN đang hoạt động và đã cho thuê được 5.935,24 ha, đạt 84,39% diện tích đất công nghiệp cho thuê (7.120 ha). Riêng KCN công nghệ cao Long Thành hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng hạ tầng.

Các cụm khu công nghiệp tạo thu hút vốn đầu tư, giúp bất động sản Đồng Nai khu vực liền kề phát triển bền vững
Các cụm khu công nghiệp tạo thu hút vốn đầu tư

Cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung 5 KCN. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Với tổng diện tích đất hơn 7.100 ha, gồm: KCN Xuân Quế – Sông Nhạn (diện tích 3.595 ha, tại huyện Cẩm Mỹ), KCN Phước An (diện tích 330 ha, tại huyện Nhơn Trạch), KCN Long Đức 3 (diện tích 253 ha), KCN Bàu Cạn – Tân Hiệp (diện tích 2.627 ha) và KCN Phước Bình 2 (diện tích 299 ha, cùng tại huyện Long Thành).

Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau dịch tiếp tục gia tăng. Hiện đã vượt 156,5% kế hoạch của năm 2021. Từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đã thu hút được gần 1,1 tỷ USD. Đạt 156,5% kế hoạch năm 2021 (700 triệu USD). Trong đó 46 dự án FDI mới với số vốn đầu tư đăng ký là 358,85 triệu USD và 94 dự án FDI tăng vốn đầu tư thêm 736,64 triệu USD.

Nhận định về bất động sản Đồng Nai

Có thể thấy, tiềm năng phát triển thị trường bất động sản Đồng Nai là rất lớn. Khi địa phương có hạ tầng giao thông toàn diện về đường sông, đồng bộ, đường hàng không và hệ thống khu công nghiệp.

Các chuyên gia địa ốc nhận định, Đồng Nai là tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều lợi thế về khu công nghiệp, hạ tầng giao thông đang được đầu tư, phát triển. Đồng Nai có hàng chục khu công nghiệp lớn nhỏ, thu hút lượng lớn lao động, các chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Thời gian tới nhu cầu về nhà ở sẽ còn tăng cao hơn, nhờ yếu tố là là hạ tầng giao thông. Và đặc biệt là câu chuyện nhà ở cho công nhân thời kỳ hậu COVID-19 cũng rất cấp bách.

Trên đây là những đánh giá của Nhà Đất Ký Gởi về bất động sản Đồng Nai. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích, cho những kế hoạch đầu tư nhà đất Đồng Nai tới đây.

(Nguồn có tham khảo của Bộ kế hoạch và đầu tư, Vneconomy)